Khái quát Ngoại giao cây tre (Việt Nam)

Cây tre Việt Nam.

Theo giải thích của ông Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 29 vào ngày 22 tháng 8 năm 2016 thì phong cách ngoại giao cây tre thể hiện sự "mềm mại mà cứng cỏi, nhân ái mà quật cường, biết nhu biết cương, biết thời biết thế, biết mình biết người... thể hiện tâm hồn và khí phách của dân tộc Việt Nam".[1][2][3] Cây tre cũng đồng thời được xem là một biểu tượng của xuất hiện nhiều trong đời sống hàng ngày, thơ ca Việt Nam như Cây tre Việt Nam của Thép Mới, Tre Việt Nam của Nguyễn Duy,...[4] hay trong truyền thuyết Thánh Gióng và các câu ca dao tục ngữ như "Tre già măng mọc".[2] Nhiều báo chí Việt Nam còn đánh đồng và xem nó như cốt cách, một phần của dân tộc.[5][6]

Vào ngày 14 tháng 12 năm 2021, trong Hội nghị đối ngoại toàn quốc thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Trọng cũng cho rằng cây tre là phương pháp ngoại giao của Việt Nam khi kết hợp hài hòa giữa "gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển".[7][8] Hội nghị này cũng là hội nghị đầu tiên mà Bộ Chính trịBan Bí thư chủ trì tổ chức.[8]

Khi phân tích về lý do lấy cây tre làm biểu tượng cho trường phái ngoại giao của Việt Nam thì ông Trọng đã đưa ra ba lý do bao gồm "gốc", "thân" và "đặc tính" của tre. Trong lý do về "gốc" đầu tiên, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam cho rằng gốc của loài cây này thường quyện vào làm một mang ý nghĩa của sự đoàn kết. Ông nói thêm "Gốc của vững thì thân, cành mới tốt tươi, xum xuê, uyển chuyển được". Còn lý do về "thân", ông Trọng lại cho đây là biểu tượng hòa hiếu nhưng quật cường, khiêm tốn nhưng không khoa trương. Về "đặc tính" thì lại là biểu tượng cho sự dễ thích nghi của loài cây này, vững chãi vì "sống kết thành bụi, thành lũy, thành rừng".[8][9]

Ngoài ra, ông Trọng còn đưa ra "năm bài học" cho các cơ quan Ngoại giao tại Việt Nam:

  1. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại; xử lý hài hòa mối quan hệ giữa lợi ích quốc gia – dân tộc và nghĩa vụ, trách nhiệm quốc tế.
  2. Kiên định nguyên tắc và linh hoạt về sách lược.
  3. Xây dựng sự đoàn kết, đồng thuận trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân.
  4. Bài học về công tác xây dựng tổ chức bộ máy và công tác cán bộ.
  5. Bài học về sự lãnh đạo thống nhất, tuyệt đối của Đảng, sự quản lý tập trung của Nhà nước.[8]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Ngoại giao cây tre (Việt Nam) https://baochinhphu.vn/print/phat-bieu-cua-tong-bi... https://www.bbc.com/vietnamese/forum/2016/09/16090... https://vietnamnet.vn/cay-tre-moi-la-bieu-tuong-va... http://beta.baohagiang.vn/van-hoa/201502/cay-tre-v... https://tuyengiao.vn/nghien-cuu/mot-vai-suy-ngam-t... https://vietnamnet.vn/xay-dung-va-phat-trien-nen-d... https://tuyengiao.vn/dua-nghi-quyet-cua-dang-vao-c... https://baochinhphu.vn/print/suy-ngam-ve-van-hoa-n... https://www.bbc.com/vietnamese/forum-61378206 https://hcmcpv.org.vn/tin-tuc/ngoai-giao-cay-tre-v...